Tối 6.12, người hâm mộ Việt Nam xôn xao vì việc đã không nghe được phần hát Quốc ca trước trận đấu Việt Nam – Lào trong khuôn khổ AFF Suzuki cup. Một thông báo hiện trên kênh Youtube của Next Sports (Next Media) khi tường thuật trận đấu như sau: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị thông cảm”.
Phần lễ chào cờ ở đây bao gồm cả phần chào cờ của cả hai nước. Nghĩa là bản tường thuật trận đấu trên Youtube, khán giả không thể nghe được cả quốc ca Lào lẫn quốc ca Việt Nam.

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cũng phải nói thêm, nếu theo dõi tường thuật trực tiếp trên truyền hình, khán giả vẫn nghe được quốc ca bình thường.
Cùng lúc, trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng vụ việc này liên quan đến BH Media. Cụ thể, các ý kiến nhắc lại nghi án BHMedia nhận sở hữu quyền tác giả với Tiến quân ca, đánh gậy bản quyền quốc ca nên mới có việc như vậy. Về nghi án này, BH Media cũng khẳng định họ không nhận mình nắm bản quyền tác phẩm Quốc ca. Họ chỉ đang được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản ghi Tiến quân ca trên YouTube. Theo đó, bất kỳ ai sử dụng bản ghi này của Hồ Gươm mà chưa xin phép, đều vi phạm bản quyền.
Nước đi khôn ngoan của Next Media
Về vụ việc tắt nhạc phần chào cờ này, BH Media cho biết mình không hề liên quan. “Vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc ca lần này không hề liên quan đến BH Media”, BH Media cho biết.
Mặc dù vậy, BH Media cũng đưa thêm thông tin để công chúng có thể hiểu hơn về việc tắt tiếng Quốc ca này. Theo BH Media, trong trận Việt Nam - Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16.11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi Tiến quân ca do hãng đĩa nước ngoài là Hãng đĩa Marco Polo sản xuất.
Theo Báo Thanh Niên
09
12
Hơn 500 thương vụ được công bố sau 10 tháng, tổng giá trị lên đến 8,8 tỷ USD
Tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên. Đã có 1,6 tỷ USD được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước trong 10 tháng năm 2021. Trong đó, 1,13 tỷ USD, với 11 thương vụ được thực hiện bởi 5 công ty hàng đầu của Việt Nam, như Vingroup, Masan, NovaLand, Hoà Phát, Vinamilk.
Xem thêm09
12
Việt Nam thay Trung Quốc trở thành nhà cung cấp lớn nhất trong thị trường ván ép Hoa Kỳ
Theo báo cáo mới đây của IndexBox, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà cung cấp nước ngoài hàng đầu cho thị trường ván ép của Mỹ. Giá trị nhập khẩu ván ép thương mại và ván ép cứng từ Việt Nam vào Mỹ tăng vọt trong năm 2018-2019, đạt mức 362 triệu USD với 555 nghìn mét khối.
Xem thêm08
12
Dự báo giá trị xuất khẩu gỗ với 2 kịch bản
Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends đã đưa ra 2 kịch bản xuất khẩu ngành gỗ trong những tháng còn lại của năm 2021.
Xem thêm08
12
Thêm một mặt hàng nguy cơ chảy máu nguyên liệu
Các doanh nghiệp sản xuất gỗ ván dán kiến nghị Bộ Tài chính áp giá tối thiểu với sản phẩm ván bóc xuất khẩu làm từ gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ mỡ, gỗ bồ đề rừng trồng mức giá mới. Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ hồ sơ nguồn gốc ván bóc xuất khẩu để bảo vệ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước, tạo đà phát triển ngành gỗ dán.
Xem thêm08
12
GỖ VÁN ÉP VIỆT NAM - TIỀM NĂNG VÀ DƯ ĐỊA PHÁT TRIỂN
Gỗ ván ép là một trong những sản phẩm tiêu biểu của ngành Chế biến và Xuất khẩu gỗ. Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã và đang tác động hết sức tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Mặc dù vậy, trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ ván ép vẫn tăng trưởng tốt và lớn mạnh. Các khó khăn do dịch bệnh mang lại đang mở ra hướng đi mới, tiềm năng phát triển mạng cho ngành chế biến gỗ trong nước, cụ thể là sản phẩm gỗ ván ép Việt Nam xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới.
Xem thêm07
12
Mở cửa du lịch thế nào để góp phần phục hồi kinh tế?
Sau gần 2 năm chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt là đối phó với lần bùng phát thứ 4 vừa rồi với biến thể Delta, kinh tế Việt Nam đã có quý tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ khi chúng ta tính GDP theo quý.
Xem thêm27
09
Các loại bề mặt thông dụng của ván ép công nghiệp
Ngày nay, ván ép đã trở thành một trong những vật liệu thông dụng trong thiết kế nội thất và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Với nhiều ưu điểm vượt trội, đặc tính kĩ thuật cao, giá thành phải chăng, đặc biệt là bề mặt đẹp thu hút khách hàng.
Xem thêm